Tổ Chức Sinh Hoạt Chuyên Đề Nhân Kỷ Niệm 133 Năm Ngày Sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh

vanphong.khanhhoa.gov.vn ── [ In trang Chủ nhật, 22/12/2024 ]
Căn cứ Chương trình công tác năm 2022 và Kế hoạch phổ biến, tuyên tuyền các ngày lễ lớn trong năm 2022; thực hiện hướng dẫn của Đảng ủy Khối, ngày 16/5/2023, Chi bộ Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Buổi sinh hoạt có sự tham gia của toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động (CCVC) do Chi bộ Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong chủ trì và mời đồng chí Lưu Hồng Vân - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm báo cáo viên.

31.jpg (190 KB)

Toàn cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề

Tại buổi sinh hoạt, toàn thể đảng viên và CCVC đã được nghe những nội dung chính về cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người từ khi được sinh ra cho đến lúc mất, qua những câu chuyện, những tài liệu viết về Người.

Người là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.

Hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Hồ Chí Minh kéo dài từ năm 1911 đến năm 1941 khi người quay lại Việt Nam. Tháng 6/1911, người bắt đầu lên tàu ra nước ngoài với mục tiêu ra đi tìm đường cứu nước. Người từng đặt chân đến nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới như châu Âu, châu Phi, châu Á và châu Mỹ. Năm 1919, Hồ Chí Minh ra nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân tại Pháp. Tháng 6/1919, người thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại quốc gia này, gửi bản yêu sách của Nhân dân An Nam đến hội nghị Versailles. Tháng 12/1920, người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc Tế Cộng Sản, đồng thời tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1921, người tham gia vào quá trình thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa tại Pháp. Người viết nhiều bài đăng trên các trang báo, tiêu biểu như “Người cùng khổ” hay “Bản án chế độ thực dân Pháp. Tháng 6/1923, người đến Liên Xô và bắt đầu giai đoạn hoạt động cách mạng tại quốc gia này theo chủ nghĩa Mác Lênin. Tháng 1-0/1923, người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân. Năm 1925, tại Quảng Châu, người đã tham gia thành lập nên Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông đồng thời sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ngày 3/2/1930, trước sự chia rẽ của các phe phái, người đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Cửu Long (Hồng Kông), từ đó Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Trong giai đoạn từ 1930 đến 1940, người vẫn duy trì tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản tại nước ngoài và theo dõi phong trào cộng sản trong nước, đồng thời đưa ra những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, vào năm 1941, người đã chính thức vượt qua biên giới Trung Quốc để về Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo đường lối kháng chiến chống Pháp, thành lập mặt trận Việt Minh. Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Hội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã chính thức được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tháng 8/1945, Bác Hồ triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng, toàn đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa. Hưởng hững lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, toàn dân tộc Việt Nam đã đồng lòng đứng lê, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.Tháng 9/1945, người được bầu là Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12/1946, Bác Hồ một lần nữa kêu gọi nhân dân toàn quốc kháng chiến chống thực dân. Tháng 7/1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 9/1960, Hồ Chí Minh được bầu vào vai trò Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 2/9/1969, do tuổi cao sức yếu, Người đã từ trần và hưởng thọ 79 tuổi.

Mặc dù trải qua những thăng trầm, thậm chí là chuỗi ngày dài bị truy sát nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực hết mình vì sự nghiệp cách mạng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Người đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước ta, đem đến sự hòa bình và phát triển thịnh vượng cho Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 Từ những bài học này, Bí thư Chi bộ Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong mong muốn và thường xuyên nhắc nhở đảng viên, CCVC cơ quan tập trung quán triệt, nghiên cứu, học tập, noi theo tấm gương của Bác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

V.T.L.H